Nguyên liệu – Sự kết nối sâu sắc với đất Mẹ

Chúng ta ai cũng có một nhu cầu chia sẻ và kết nối mạnh mẽ, và một trong những phương tiện kết nối dễ dàng nhất giữa con người là thực phẩm. Nó là một ngôn ngữ dễ hiểu và được phổ biến một cách rộng rãi mà không cần phải cố gắng thể hiện qua các ngôn ngữ bản địa khác nhau.

Hãy tưởng tượng khi bạn ngồi cùng bàn ăn với các nhóm dân tộc khác nhau trên thế giới, thì cách giới thiệu văn hoá đơn giản nhất là mỗi người giải thích khác nhau về một thành phần của món ăn. Cho dù là cùng một nguyên liệu, và cách nấu giống nhau nhưng sự kết nối với nguyên liệu và đất mẹ thiên nhiên của mỗi người cảm nhận lại phụ thuộc vào văn hóa, cảm xúc, tinh thần của người đó.Một món ăn dù được chế biến hoàn hảo đến đâu thì cũng không thể mang lại cảm xúc độc đáo nếu thiếu nguyên liệu tốt. Chính vì vậy, cũng không sai khi nói rằng bản thân nguyên liệu đại diện cho bản sắc của món ăn và văn hoá quốc gia. Thế nhưng, đối với những người có lối sống bận rộn ngày nay, có bao nhiêu người tìm lại được sự kết nối qua văn hoá ẩm thực? Lý do rất đơn giản, nguyên liệu mà bạn ăn đã không còn sự kết nối với đất trời, hay con người làm ra nó, mà được ra đời từ những phòng thí nghiệm với các công thức “mô phỏng” giống nguyên liệu thật. Hãy cùng Tyna tìm hiểu nhé!

1. Nguyên liệu trong thực phẩm là gì?

Đó là toàn bộ những thứ được bạn sử dụng trong quá trình chế biến ra các loại thực phẩm khác nhau.

Trong nhiều thế kỷ, các thành phần đã phục vụ các chức năng hữu ích trong nhiều loại thực phẩm. Tổ tiên của chúng ta đã sử dụng các thành phần từ tự nhiên như muối để bảo quản, thêm các loại thảo mộc và gia vị để cải thiện hương vị của thực phẩm, dùng đường và giấm để bảo quản trái cây và rau củ quả. 

Ngày nay, người tiêu dùng yêu cầu cao hơn, muốn được thưởng thức một nguồn cung cấp thực phẩm vừa có hương vị, dinh dưỡng, an toàn, tiện lợi, nhiều màu sắc và giá cả phải chăng. Cho nên xuất hiện thêm những “Phụ gia thực phẩm” để tăng thêm hương vị, dĩ nhiên cũng kèm theo các tác động khác không tốt cho sức khoẻ.

2. Làm thế nào để người dùng biết rõ nguyên liệu của thực phẩm?

Các nhà sản xuất thực phẩm được yêu cầu liệt kê tất cả các thành phần trong thực phẩm trên nhãn. Thông thường, trên nhãn sản phẩm, các thành phần sẽ được liệt kê theo thứ tự như sau: 

  • Các thành phần được sử dụng với số lượng nhiều nhất trước
  • Sau đó theo thứ tự giảm dần các thành phần với số lượng ít hơn. 
  • Nhãn phải liệt kê tên của bất kỳ chất phụ gia  nào tuân thủ theo luật an toàn thực phẩm ở thị trường phân phối. 

Nhưng hiện nay một số thành phần có thể được liệt kê chung là “hương vị”, “gia vị”, “hương liệu nhân tạo” hoặc trong trường hợp phụ gia tạo màu được miễn chứng nhận, “màu nhân tạo”, mà không nêu tên từng thành phần. Ngoài ra, việc công bố thành phần độc hại trong một màu, hương vị hoặc gia vị tổng hợp hoặc đơn lẻ có thể được thực hiện bằng cách chỉ cần đặt tên thành phần gây dị ứng trong danh sách thành phần.

Và đẫn đến là người tiêu dùng lo lắng vì không thể hiểu hết được các hợp chất hoá học phức tạp xa lạ.

3. Sự khác biệt giữa các nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo là gì?

Các thành phần tự nhiên có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên, ví dụ: mía cung cấp  đường để làm ngọt đồ ăn, hay hoa bụp giấm cung cấp màu đỏ để làm màu nước đỏ cho món ăn và thức uống. Các thành phần khác không có trong tự nhiên và do đó phải được sản xuất tổng hợp như các thành phần nhân tạo. Ngoài ra, hiện nay một số thành phần được tìm thấy trong tự nhiên đang được sản xuất nhân tạo với mục đích mang lại hiệu quả kinh tế hơn so với các thành phần tự nhiên của chúng.

Ví dụ, vitamin C hoặc axit ascorbic có thể có nguồn gốc từ quả cam hoặc  được sản xuất trong phòng thí nghiệm. Các thành phần thực phẩm này đang được sử dụng trên thị trường với các tiêu chuẩn từng quốc gia, nhưng tác động đến sức khỏe con người thì vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. 

Với tốc độ tăng dân số nhanh chóng từ 48 triệu người năm 1975 (năm độc lập) lên 97 triệu người năm 2019 và 106 triệu người vào năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia thứ 14 trên thế giới đại diện cho một trong những thị trường quan trọng nhất đối với nhu yếu phẩm (thực phẩm và đồ uống). (1) (2) (3)

Người tiêu dùng Việt Nam (đặc biệt là đô thị chiếm 35% dân số) ngày càng nhạy cảm hơn về hậu quả của thực phẩm độc hại đối với sức khỏe và các sản phẩm do bệnh tiểu đường, cao huyết áp và ung thư gây ra. (1) (2) (3)

Tỷ lệ ung thư không ngừng gia tăng cùng với nguy cơ mắc ung thư trước 75 tuổi: 14,5% / 100.000 ca tử vong liên quan đến ung thư mỗi năm. (4)

Vậy, chọn lựa nguyên liệu tự nhiên hay nhân tạo không là câu hỏi khó trả lời cho người tiêu dùng thông minh.

4. Chất lượng của một  thành phần được sản xuất tự nhiên khác với thành phần được sản xuất nhân tạo thế nào?

Chúng ta hãy lấy ví dụ về một nguyên liệu cơ bản trong món ăn đến từ thịt gia cầm. Người Việt Nam rất thích ăn thịt gà, cho dù hoàn cảnh gia đình thế nào nhưng khi bày biện mâm cỗ cúng thì cũng không thể thiếu một con gà cúng tổ tiên. Khi nói đến gà, thì chất lượng là một điều cần phân biệt ở giai đoạn nuôi thế nào trước khi chế tạo món ăn. Nếu con gà được nuôi thả vườn với nguồn dinh dưỡng phong phú, thì thịt gà sẽ khác với con gà nuôi công nghiệp được vỗ béo bằng ngô biến đổi gien, và tiêm thuốc kháng sinh. Thịt gà tự nhiên sẽ hồng hào, thơm, ngọt lừ, dai với cơ bắp chứ không khô, nhão và vàng vọt như gà nuôi công nghiệp.

Như vậy, chưa nói đến giai đoạn chế biến thì bạn đã thấy là nguồn gốc nguyên liệu tự nhiên sẽ quyết định chất lượng của thực phẩm.

5. Nguyên liệu tinh túy từ Drinkizz

Hiểu được nhu cầu căn bản của người tiêu dùng, Drinkizz đã cho ra đời thức uống O.N.E với “10 Nguyên Liệu Diệu Kỳ” đến từ núi rừng và trang trại hữu cơ trên cao nguyên. Mỗi nguyên liệu đều được trồng theo phương pháp hữu cơ phù hợp với thổ nhưỡng địa phương và khí hậu đặc trưng vùng miền. Chúng tôi chỉ thu hoạch vào thời điểm tốt nhất theo mùa vụ và áp dụng phương pháp sấy khô truyền thống để giữ nguyên “Hương Vị Và Dinh Dưỡng Tinh Túy” của nguyên liệu trước khi đưa vào quy trình nấu nước.

Nguồn tham khảo:

(1) https://www.populationdata.net/pays/viet-nam/

(2) CIA Factbook

(3) https://www.globalforestwatch.org/dashboards/country/VNM

(4) http://www.cancerindex.org/Vietnam

Tác giả
Đăng vào
Với sự cộng tác của
Thiết kế hình ảnh
Lượt xem
Share on facebook
Share on linkedin
Share on email
No Thoughts on Nguyên liệu – Sự kết nối sâu sắc với đất Mẹ

Leave A Comment

Tham gia vào cộng đồng O.N.E để “Yêu năng lượng bản thân”
và nhận tin tức hấp dẫn hàng tuần!

    ĐẶT CÂU HỎI

    Bạn muốn biết nhiều hơn về Drinkizz hoặc bạn có câu hỏi về sản phẩm của chúng tôi, vui lòng điền thông tin và cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên lạc với bạn bằng email. Cảm ơn và giữ năng lượng tích cực của bạn!




      ĐẶT CÂU HỎI

      Bạn muốn biết nhiều hơn về Drinkizz hoặc bạn có câu hỏi về sản phẩm của chúng tôi, vui lòng điền thông tin và cho chúng tôi biết. Chúng tôi sẽ nhanh chóng liên lạc với bạn bằng email. Cảm ơn và giữ năng lượng tích cực của bạn!